Phong thuỷ: Sa

Sa là khái niệm cơ bản, nghĩa gốc là hạt cát. Trong phong thuỷ thì sa chỉ núi ở phía trước, hai bên huyệt.

Hình của Sa có thể có nhiều biến hoá, chẳng hạn như Sa dày dặn thì người béo tốt, Sa trải dài người sẽ hùng dũng mạnh mẽ,…

Quan trọng là điểm đúng huyệt thì nhìn vào Sa sẽ thấy hình thật. Sa chưa hẳn có hình thật vì tuỳ theo góc nhìn của mỗi hướng của Sa. Tuỳ theo vị trí khán phong thuỷ để nhìn Sa thì mới có tác dụng. Tinh tuý của Sa tuỳ thuộc vào điểm đúng Long huyệt.

Theo vị trí và hình dạng khác nhau, sa được chia làm các loại: Thị sa, Vệ sa, Hộ sa, Triều sa, Nghênh sa,…

Sa có 9 hình loại: Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Phá Luân, Tả Phụ, Hữu Bật.

Giữa huyệt và sa có quan hệ vua – tôi. Sa nên thanh tú, tròn, tươi, đẹp như các cung tần phi nữ trong cung. Sa phải triều, nghênh, thuận, khiêm như các đại thần dưới điện. Sa phải quây quần xung quanh huyệt để bảo vệ.

Ví dụ Long hổ đều nhau, sinh con học giỏi đỗ đạt.

Ảnh sưu tầm Internet.

Xây nhà và phong thủy

(Theo thầy Song Hà)

Quan niệm phi tinh

Quan niệm hướng trong phong thủy chỉ là yếu tố thứ. Trong phong thủy có một câu nói phổ thông: Nhất vị nhị hướng. Như vậy vị trí mới là yếu tố số một cùng kết hợp với bố trí trong căn nhà.

Chẳng hạn quan niệm hiện nay của Bát trạch: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh ko đúng trong thực hành. Hướng nhà có hợp hay không là dựa trên Tứ trụ của mình để xác định dụng thần và kị thần rồi mới kích phát hoặc tiết chế yếu tố ngũ hành tương ứng.

Một khâu quan trọng của ngôi nhà các bạn phải đo đạc, trong quá trình thi công thì phải cẩn thận, nếu lệch độ thì sẽ vi phạm chẳng hạn đại, tiểu không vong. Chú ý dùng la bàn thì phải phẳng (dùng thước thợ) hoặc là các thiết bị cách từ (viên gạch lát),…

Thế nào là hướng nhà, hướng tọa?

Chẳng hạn nhà có 2 mặt tiền thì đâu là hướng. Kể cả cửa to cửa bé chưa chắc cửa bé ko phải hướng. Nếu là nhà ống thì dễ, đó là cửa. Nhưng nếu 2 mặt tiền thì mặt đón khí nhiều hơn sẽ là hướng nhà.

Nhà có hướng đông nam thì tọa là tây bắc, ngược lại,….

Tuổi và năm xây nhà?

Xây dựng ko quá căn vào tuổi của gia chủ. Chọn năm xây theo đất mới là cốt lõi, vì con người chỉ là yếu tổ nhỏ của Thiên, Địa, Nhân. Ở đây, chọn năm theo đất thì dùng huyền không phi tinh.

Vd: Một nhà vào vận tám (bát bạch chủ quản) 2011, thất xích trung cung, kim tinh. Hợp ngôi nhà hướng Nam, hướng Bắc, hướng Đông Nam,… Nhà hướng Nam xây dựng tối kỵ, Nam là Nhất bạch thì xung với Thất xích….

Ngày giờ động thổ?

Rất quan trọng vì đây là thời điểm giao tiếp con người và đất. Ngày giờ Hoàng đạo ko chính xác. Phải xác định là ngũ hành thiên can sinh cho ngũ hành địa chi. Ngoài ra còn tính phi tinh của ngày hôm đó có hợp đất hay tuổi gia chủ hay không.

Động thổ thì bàn tay trạch chủ phải chạm đất, đào xới một vòng tròn giữa đất, giao thoa giữa nhân và địa (khí).

 

Cách tính hướng nhà của thầy Tuấn Kiệt

 Dạo gần đây, nó nhận mấy cuộc điện thoại từ một số người bạn hỏi về phong thủy nhà ở, trong đó có hướng nhà, bài trí đồ đạt, thờ cúng gia tiên,….. Sáng nay điện thoại “reng, reng, reng…” của một người anh quen biết, bắt máy lên thì cũng là một hỏi quen thuộc: “Tuổi anh Tân Hợi – 1971, hợp hướng gì em?…”, một ý tưởng nảy ra trong đầu nó:Sao không viết một bài hướng dẫn đúc kết ngắn gọn các hiểu biết của bản thân về cách tính hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy cho bạn bè và các đồng nghiệp cùng ngành???.
VÀ RỒI – BẮT ĐẦU 

I. Quy tắc 2 mũi tên lên – 1 mũi tên xuống: 

Bạn phải nhớ thuộc lòng Quy tắc này: Vị trí 2 mũi tên bên phải đi lên (bắt đầu từ 1 lên 2, 3 lên 4), 4 xuống 5 (ở trung tâm), 5 qua 6, mũi tên còn lại bên trái đi xuống (6 lên 7, từ 7 xuống 8), rồi từ 8 đến 9, tương ứng với các vị trí này là 8 hướng theo vị trí địa lý. (như Hình vẽ 1 bên dưới)

cach-tinh-huong-nha-theo-tuoi-hop-phong-thuy-cho-nam-va-nu
Hình vẽ 1: Quy tắc 2 mũi tên lên, 1 mũi tên xuống

II. Cách tính cụ thể:

Khi đã nhớ kỹ quy tắc trên, bây giờ Kiệt sẽ hướng dẫn bạn cách tính hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy cho nam và nữ chi tiết như sau:

huong-dan-xem-huong-nha-nam-nu-hop-phong-thuy
Hình 2: Hướng dẫn chi tiết cách tính hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy

* Trường hợp đặt biệt: Nếu kết quả là 5 (ngay vị trí TRUNG) thì bạn phải nhớ câu sau: “Nam: Khôn – Nữ: Cấn“. Cụ thể như các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Nam sinh năm 1986, bạn lấy 100 – 86 = 14. Sau đó lấy 1 + 4 = 5. Sau đó tra vào Hình 3 bên dưới vị trí của số 5 (ngay vị trí TRUNG), với trường hợp này bạn nhớ ngay đến câu “Nam Khôn – Nữ Cấn”. Vì người này là Nam -> thuộc cung Khôn -> Hướng Đông Bắc (theo Hình 3 bên dưới) -> Nam sinh năm 1986, hướng Sinh khí là hướng Đông Bắc.

Ví dụ 2: Nữ sinh năm 1954, bạn lấy 54 – 4 = 50. Sau đó lấy 5 + 0 = 5. Sau đó tra vào Hình 3 bên dưới vị trí của số 5 (ngay vị trí TRUNG), với trường hợp này bạn nhớ ngay đến câu “Nam Khôn – Nữ Cấn”. Vì người này là Nữ -> thuộc cung Cấn -> Hướng Tây Nam (theo Hình 3 bên dưới) -> Nữ sinh năm 1954, hướng Sinh khí là hướng Tây Nam.

huong-dan-xem-huong-nha-nam-nu-hop-phong-thuy

Hình vẽ 3: Quy tắc 2 mũi tên lên – 1 mũi tên xuống đầy đủ

Phong thủy Dương trạch, chia ra làm 2 loại: 

Tây tứ trạch – gồm các hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam Đông Bắc
Đông tứ trạch – gồm các hướng: Bắc, Nam, Đông và Đông Nam 


Những người có tuổi thuộc Tây tứ trạch (đánh dấu màu đỏ ở Hình vẽ 3), nếu đã hợp với hướngTây (hoặc Tây Nam, Tấy Bắc, Đông Bắc) thì sẽ hợp với 3 hướng còn lại.

Tương tự với những người có tuổi thuộc Đông tứ trạch (đánh dấu màu xanh lá cây ở Hình vẽ 3), nếu đã hợp với hướng Bắc (hoặc Nam, Đông Đông Nam) thì sẽ hợp với 3 hướng còn lại.

Vì vậy nếu các bạn tính ra được hướng Sinh khí (hướng tốt nhất), thì có thể suy ra được 3 hướng tốt còn lại theo Tây tứ trạch, hoặc Đông tứ trạch là: Thiên y, Diên niên, Phục vị. Các hướng khác còn lại là hướng xấu.

III. Cách tính Cung

Để biết người xem hướng thuộc Cung gì, Bạn nhớ học thuộc lòng thêm các câu sau:

  1. Nhất – Khảm 
  2. Nhị – Khôn 
  3. Tam – Chấn 
  4. Tứ – Tốn 
  5. Ngũ – Trung (Nam: Khôn – Nữ: Cấn)
  6. Lục – Càn 
  7. Thất – Đoài 
  8. Bát – Cấn 
  9. Cửu – Ly 

Bạn chỉ cần nhớ, các tuổi thuộc Cung: Cấn – Đoài – Càn – Khôn thuộc Tây Tứ Trạch. Các tuổi thuộc các Cung còn lại thuộc Đông tứ trạch.

IV. Một số ví dụ tổng quát như sau: 

Ví dụ 1: Nam sinh năm 1979, bạn lấy 100 – 79 = 21. Sau đó lấy 2 + 1 = 3. Sau đó tra vào Hình 3 vị trí của số 3, Tam – Chấn, thuộc ở hướng Nam -> Nam sinh năm 1979 thuộc Cung Chấn, hướng Sinh khí là hướng Nam à Thuộc Đông tứ trạch, nên hợp với các hướng còn lại là: Bắc, Đông và Đông Nam.

Ví dụ 2: Nữ sinh năm 1981, bạn lấy 81 – 4 = 77. Sau đó lấy 7 + 7 = 14, tiếp tục lấy 1 + 4 = 5. Sau đó tra vào Hình 3 vị trí của số 5, Ngũ – Trung (Nam: Khôn – Nữ: Cấn), vì là Nữ nên thuộc Cung Cấn, hướng sinh khí là Tây Nam -> Nữ sinh năm 1981 thuộc Cung Cấn, hướng Sinh khí là hướng Tây Nam à Thuộc Tây tứ trạch, nên hợp với các hướng còn lại là: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc.

Khi bạn đã nhớ vị trí các con số theo Quy tắc 2 mũi tên lên và 1 mũi tên xuống (như Hình vẽ 3)các câu thuộc lòng về Cung, cộng với cách tính nhẩm nhanh, tôi tin chắc rằng chưa đến 3 giây là bạn có thể nhẩm biết được người đó hợp những hướng gì, hướng nào là hướng Sinh khí, Cung nào, thuộc Đông tứ Trạch hay Tây tứ trạch.

Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian để học thuộc các Quy tắc trên là bạn có thể xem hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy cho mình, người thân trong gia đình và bạn bè mà không cần phải “mãi mãi” tra google nữa đúng không nè?

Chúc bạn thành công !!! 

Lục sát tinh: Địa không, Địa kiếp

Một đoạn thú vị của Trung châu phái.

Địa không thuộc âm hỏa, Địa kiếp thuộc dương hỏa. Cổ nhân nói Địa Không thủ cung mệnh, chủ về “làm việc không thiết thực, thành bại đa đoan”; Địa Kiếp thủ cung mệnh, là ý tượng: “làm việc lơ là, không có thực chất, không theo chính đạo”. Sở dĩ có thuyết này thực ra là vì người có Địa Không thủ cung Mệnh ưa ảo tưởng, người khác không thể hiểu được cách suy nghĩ của họ; còn người có Địa Kiếp thủ cung mệnh thì ưa chống lại truyền thống, đi ngược với trào lưu, hành vi của họ người khác cũng không thể hiểu được.

Địa Không chủ về tinh thần, Địa Kiếp chủ về vật chất. Cho nên Địa không mang lại trở ngại, đả kích về mặt tinh thần hơn là tổn thất về mặt vật chất; còn Địa Kiếp thì mang lại trở ngại, tổn thất về mặt vật chất lớn hơn đả kích về mặt tinh thần.

Địa Không thủ mệnh, ưa thấy các sao mang sắc thái hành động. Như “Vũ khúc, Thất Sát”, Tham Lang ở cung vượng, Phá Quân Hóa Lộc; hoặc “Tử Vi, Thất Sát” thấy cát tinh; đều chủ về có thể biến những điều không tưởng thành hành động, triệt tiêu những khuyết điểm do Địa Không mang lại.

Nếu Địa Không đồng độ với Thiên Cơ, Cự Môn, phần nhiều là không tưởng, hoặc lí tưởng quá cao, không thể biến thành hành động thực tế nên dễ có biểu hiện “làm việc lúc hăng hái, lúc lại không có tinh thần”, hoặc “làm việc thiếu thiết thực”.

“Lửa trống thì phát, kim rỗng thì kêu to”, cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa Tinh ở cung Tý hay cung Ngọ, là ý tượng: phát đột ngột; cung ưa gặp các sao thuộc kim ở cung Thân hay cung Dậu, là ý tương: danh vọng, nhưng không nên thấy thêm sát tinh khác.

Cung Tật Ách có Địa Không đồng độ, phần nhiều chủ về bệnh hiếm gặp. Ví dụ như Thiên Lương thủ cung tật ách, có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, gặp Hỏa Tinh và Linh Tinh, là ý tượng: mắc bệnh lao, viêm não.

Địa Kiếp chủ về tổn thất vật chất, nhưng di chứng về sau nhẹ hơn Địa Không. Thất bại của Địa Kiếp cũng giống như có được một món đồ cổ đắt giá, nhưng đến tay thì bị vỡ, tuy có thể sửa chữa, nhưng không còn được như cũ; còn thất bại của Địa Không thì giống như muốn mua một món đồ cổ nhưng bị người ta nhanh chân mua trước, cuộc đời thường hay hối tiếc. Xét từ góc độ tinh thần, đả kích của Địa không nặng hơn; xét từ góc độ vật chất, thì tổn thất của Địa Kiếp nặng hơn. Do đó có thể biết, Địa Không không nên nhập cung phúc đức, cung phu thê, cung tử nữ; còn Địa Kiếp thì không nên nhập cung Mệnh, cung sự nghiệp, cung tài bạch.

Người có Địa Kiếp thủ cung mệnh, nên thiết thực, thích hợp khởi nghiệp bằng công nghệ vì có thể sáng tạo ra cái mới nên cũng chủ về có thể phát đạt. Địa Kiếp ưa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, do nhặp Thiên La, Địa Võng nên có khuynh hướng hiện thực hơn. Không, Kiếp mà giáp cung mệnh thì đường đời gập ghềnh, nhiều trắc trở.

Không, Kiếp đồng độ thủ cung mệnh, hoặc chia ra ở hai cung đối xung, phần nhiều chủ về tuổi trẻ bất lợi, không được cha mẹ che chở, hoặc hay bệnh đau, nghèo khổ, nhiều tai ách.

Không, Kiếp thủ cung mệnh hoặc giáp cung mệnh, cổ nhân cho rằng nên xuất gia. Ở thời hiện đại có thể nghiên cứu những môn học ít người chú ý. Địa Không nên nghiên cứu triết học; Địa Kiếp nên theo ngành công nghệ. Cung phu thê và cung mệnh chia ra thấy Không, Kiếp, là ý tượng: vợ chồng tính cách không hợp nhau, đời sống hôn nhân có điều khó nói, thường đau khổ về nội tâm.

Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số – Tứ Hóa Phái tập 2, tác giả Nguyễn Anh Vũ

Nguồn: http://tuvi.cohoc.net/dia-khong-dia-kiep-nid-201.html

Về công trình đường sắt trên cao

Ta hãy xem lại sự kiện khởi công đường sắt trên cao:

http://www.tinmoi.vn/duong-sat-tren-cao-cat-linh-ha-dong-chinh-thuc-khoi-cong-01606936.html

Và các hình ảnh những sự cố:

duong-sat-1420008661

Theo link ở trên thì đường sắt này khởi công vào 10/10/2011 dương lịch – nhằm 14/9/Tân Mão.

Ngày này có:

Cát tinh: thiên mã + mãn đức tinh.

Hung tinh:

Bạch hổ Kỵ mai táng Trùng Thiên giải
Tội chí Xấu với tế tự, kiện cáo
Tam tang Kỵ khởi tạo, giá thú, an táng
Ly sàng Kỵ giá thú
Quỷ khốc Xấu với tế tự, mai táng
Thổ phủ Kỵ xây dựng, động thổ Trùng Trực Kiến
Ly Sào Xấu với xuất hành, giá thú, khởi tạo
Đại không vong

 

Ngày này trong dân gian còn gọi là Nguyệt kỵ: 5, 14, 23.

Mong rằng công trình sẽ không còn sự cố đáng tiếc nào nữa.

Nhận định về tình hình tỉ giá

Dù có cưỡng lại quy luật như thế nào đi nữa thì cuối cùng rồi ngân hàng cũng phải nâng giá mua USD mà thôi. Vì tình hình hiện nay đã khủng hoảng nặng rồi. Ứng với phong thủy học thì giá USD rồi sẽ tăng lên. Sự phục hồi là không tưởng từ nay đến cuối năm. Chỉ trong vòng tuần nữa sẽ thấy giá USD tăng ngoạn mục như thế nào:

Ngân hàng nâng giá USD trở lại

Thứ Tư 14:23 07/08/2013
(HNMO) – Sau một thời gian dài đi xuống, ngày 7-8, đồng USD trên thị trường ngân hàng tăng trở lại.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trên bảng niêm yết của Vietcombank, ngân hàng chiếm thị phần lớn về ngoại hối lúc chiều nay, cặp tỷ giá này được giao dịch ở mức giá 21.060 đồng (mua vào) – 21.140 đồng (bán ra), tăng 50 đồng so với chiều qua.Cùng xu hướng của thị trường, sau 2 lần điều chỉnh giá trong ngày, ACB để là 21.040 đồng-21.130 đồng, tăng 30 đồng và 20 đồng mỗi chiều. 21.040 đồng-21.130 đồng cũng là mức giá mà Eximbank giao dịch, cao hơn hôm trước 10 đồng mỗi chiều. Trong khi đó Techcombank lại hạ 10 đồng chiều mua, xuống 20.990 đồng nhưng lại nâng 10 đồng chiều bán, lên 21.150 đồng…

Cùng với xu hướng của thị trường chính thức, tại “chợ đen”, giá đồng bạc xanh này tăng khoảng 20 đồng so với hôm trước, giao dịch phổ biến là 21.200 đồng – 21.260 đồng.

Trong khi đó, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD hôm nay vẫn ở mức 21.036 đồng mỗi USD.

Việc đồng USD tăng trở lại có thể do động thái mua vào từ Ngân hàng Nhà nước sau khi thị trường đã liên tục giảm mạnh thời gian qua.

Trước đó, vào khoảng mùng 6-7, giá USD bắt đầu tăng mạnh. Tại ngân hàng, giá bán ra được niêm yết ở mức trần 21.246 đồng mỗi USD; còn trên thị trường tự do, giá liên tục leo thang, có thể thời điểm lên sát mốc 22.000 đồng mỗi USD. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp bằng cách bán ra ngoại tệ. Nhờ đó, giá đồng bạc xanh đã dần hạ nhiệt. Đặc biệt, trong phiên hôm qua, giá giảm mạnh, có nơi niêm yết bán ra dưới mốc 21.100 đồng. Trên thị trường tự do, giá cũng giảm mạnh. Trong đợt giảm, giá USD đã hạ tổng cộng 600 đồng so với mức đỉnh.

Hương Thủy

Nhận định về giá cả thị trường sắp tới

Điện tăng giá là một điều tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay trong khi đồng tiền mất giá. Về phong thủy năm 2013 cho thấy giá cả còn tiếp tục leo thang và đồng tiền sẽ mất giá mạnh chứ không bình ổn giá như nhiều người hy vọng.

Điện ‘ra đòn’ tăng giá, hạ gục nhiều doanh nghiệp

– Sau nhiều lần tung tin chưa có ý định tăng giá, cuối cùng thì giá điện cũng chính thức tăng từ ngày 1/8 với mức tăng 5% và ngay lập tức, điều này đã trở thành nỗi bất hạnh với nhiều doanh nghiệp.

Lún sâu vào khốn đốn

Ghi nhận từ các doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho thấy có 2 cách đối phó với giá điện tăng: mặc kệ cho đầu vào tăng vẫn giữ nguyên giá bán sản phẩm hoặc đẩy giá bán lên mặt bằng mới sau khi cộng thêm chi phí tiền điện. Tuy nhiên, với cách nào thì cuối cùng DN cũng “chết”. Trong bối cảnh hiện nay, nếu không tăng giá bán khi chi phí đầu vào cao thì DN bị thua lỗ, còn tăng mà không bán được hàng thì phải ngừng sản xuất.

Sau xăng dầu tăng giá thì đây là “cú bồi” khiến nhiều DN gục hẳn. Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, điện tăng thêm 5% thì xi măng thêm chi phí khoảng 13.000-15.000 đồng/tấn. Vì vậy, việc tăng giá điện sẽ gây thêm áp lực lên các DN ởi nhu cầu xi măng đang rất thấp, chi phí sản xuất tăng nhưng DN không thể tăng giá bán được.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá điện hiện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 1%. Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600 kWh điện, do đó, giá điện tăng bao nhiêu, giá thành thép sẽ tăng bấy nhiêu. Chỉ cần giá điện tăng thêm 1% cũng thêm khó khăn cho các DN trong tình cảnh hiện nay chứ chưa nói tăng đến 5%.

điện, tăng giá, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, khó khăn, ngừng hoạt động, chi phí, đầu vào.

Công ty Gang thép Thái Nguyên tính toán, giá điện tăng 5% sẽ làm tăng chi phí sản xuất của DN mỗi tháng khoảng 1,7 tỷ đồng, từ nay đến cuối năm mất trên 8 tỷ đồng, trong khi DN đang hoạt động cầm chừng, cố gắng đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, lại bị đẩy lún sâu thêm vào cảnh khốn đốn.

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng không khỏi lo lắng bởi các DN trong ngành chăn nuôi hiện đang “sống dở chết dở”. Cả nước có 234 DN thức ăn chăn nuôi, thì chỉ còn 194 cơ sở hoạt động. Nhiều DN bị phá sản mà nguyên nhân cơ bản là do giá đầu vào cao, chi phí cao. Nay giá điện tăng lên từ 1/8 chắc chắn sẽ có thêm nhiều DN ra đi.

Ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai) – chuyên chế biến thức ăn chăn nuôi – than thở: “Suốt một thời gian dài chúng tôi đã chịu hàng loạt chi phí đầu vào cao “ngất ngưởng” như lãi suất vay vốn ngân hàng, chi phí nguyên liệu, phí vận chuyển… khiến DN gần như bế tắc trong sản xuất. Giá điện chưa tăng thì chúng tôi đã phải chật vật cạnh tranh với DN ngoại trong lĩnh vực này, nếu giá điện lại tăng cao chúng tôi sẽ cầm chắc rơi vào tình trạng khốn đốn”.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cho biết, ngành thủy sản từ đầu năm đến nay liên tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đối với ngành thủy sản, phải dùng điện rất lớn cho các khâu làm lạnh, cấp đông. DN nhỏ cũng phải chi hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Do vậy, giá điện tăng sẽ khiến nhiều DN không xoay xở nổi, có thể phải phá sản bởi càng sản xuất thì càng thua lỗ, nợ nần…

điện, tăng giá, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, khó khăn, ngừng hoạt động, chi phí, đầu vào.

Lo không cầm cự nổi

Công ty Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cho hay mỗi tháng chi phí tiền điện của DN khoảng 1,5 tỉ đồng, giá điện tăng 5% thì chi phí tăng thêm sẽ khoảng 90 triệu đồng/tháng. Giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt nguyên phụ liệu tăng theo. Hàng hóa chất đầy kho mà lại tăng giá bán sao DN tồn tại được?

Một DN sản xuất giấy tại TP.HCM cũng than thở, mỗi tháng chi phí tiền điện của họ khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2012 điện tăng giá 10% thì sang năm 2013, mỗi tháng chi phí tiền điện của họ tăng thêm 500 triệu đồng. Rồi giá điện lại tăng tiếp 5% thì lại phải trả thêm 250 triệu mỗi tháng. Trong khi đó, thị trường khó khăn, hàng tồn kho lớn đầu ra không có. Giá điện tăng kéo hàng loạt chi phí khác lên theo, không biết làm thế nào để cầm cự qua ngày.

Theo các chuyên gia, kinh doanh trong môi trường khó khăn suốt thời gian qua, nhiều DN đã phải cắt giảm tối đa chi phí nên khó có thể tiết kiệm hơn nữa. Với đợt tăng giá điện 5% lần này, DN sẽ “chết” nhiều hơn khi chi phí đầu vào tiếp tục leo thang, hàng tồn kho chưa giải quyết hết mà tiếp cận vốn lại khó khăn.

Thời điểm hiện nay, sức mua đang xuống rất thấp, DN đang phải vật lộn với việc đẩy sức mua để giúp phục hồi sản xuất, thoát khỏi khó khăn thì đáng lẽ cần giảm chi phí đầu vào như lãi suất, chi phí sản xuất kinh doanh thì lại tăng giá điện.

“Tăng giá điện 5% là quá lớn, DN có thể bị phá sản do chi phí đầu vào tăng trong khi không thể tăng giá bán. Nếu điều này xảy ra thì tác động tăng giá điện sẽ lớn”, kinh tế gia Lê Dăng Doanh nhận xét.

Một số DN cho biết họ rất bi quan về tương lai khi chính sách, đặc biệt liên quan đến giá cả và chi phí đầu vào, liên tục thay đổi làm doanh nghiệp trở tay không kịp. Tình trạng thoái nợ ngày càng phổ biến. Các ông chủ không dám vay nhiều và rất hạn chế bỏ vốn tự có ra kinh doanh, dừng các dự án mới vì bí đầu ra. Nay câu chuyện tăng giá điện càng làm chùn bước ý định đầu tư sản xuất.

“Tăng giá điện có thể là điều khó tránh khỏi nhưng cần minh bạch và có lộ trình. Trước đó vài ngày còn nói chưa tăng, đùng một cái tuyên bố tăng giá khiến DN trở tay không kịp là điều hết sức đáng lo ngại”, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – bức xúc.

Không chỉ thế, các DN vẫn hết sức thấp thỏm, không biết giá điện có còn tăng nữa không và bao giờ tăng? Bởi theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 2013, điện sẽ tăng giá từ 10-13%. Nay giá mới tăng 5%, vậy tới đây có tăng nữa hay không? Các DN muốn biết rõ điều này, nhưng câu trả vẫn còn trong vòng… bí mật.

Trần Thủy

Lời xin lỗi

Kính thưa quý vị,

Hiện nay đang có rất nhiều quý vị gửi tin nhắn hoặc hầu hết là mail hay topic trên diễn đàn nhờ tôi xem Tử vi. Tôi sẽ cố gắng trả lời từng người một để tư vấn cho quý vị. Tuy nhiên thời gian hạn hẹp cho nên việc trả lời sẽ hơi lâu vì quá bận. Thành thật mong quý vị thông cảm cho tôi.

Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm và tin tưởng. Mỗi thành công hay niềm vui của quý vị cũng chính là thành công và niềm vui của người xem số.

Thân ái,

TT.

Trả lời độc giả – câu hỏi 22/5/2011

Một độc giả tên Tuấn có comment trong topic về nguồn gốc bát quái: https://phongthuyungdung.wordpress.com/2011/03/23/ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-bat-quai/

như sau:

tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa sử dụng nó trong dân gian. Vậy mong diễn đàn có những bài viết chi tiết hơn để những người mới tìm hiểu như tôi có thể tự mình học tập. Tôi cũng có mong muốn diễn đàn giúp tôi cách bấm tay để tính mệnh theo năm sinh, nếu được hãy hướng dẫn tỉ mỉ hơn, vì tôi đã gặp trên mạng một bài hướng dẫn như vậy rồi nhưng nếu tôi tự học thì chưa hiểu sâu được. Hoặc là muốn học cách bấm tay để tính mệnh theo năm sinh thì tìm mua sách gì? mua ở đâu và giá bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn mà mong sự trả lời của diễn đàn.

——

Xin được trả lời anh Tuấn như sau:

– Về nguồn gốc thực sự của bát quái và kinh dịch thì cho đến nay cũng có khá nhiều thuyết và tranh cãi. Thế nhưng trước nay các sách kinh điển phần lớn đều cho là nguồn gốc của bát quái là do vua Phục Hi (thời cổ đại của Trung Hoa) sáng tạo nên từ hai vạch âm dương, rồi từ đó tạo nên Tiên Thiên bát quái như ảnh của bài viết mà anh đã bình luận đó. Sau đó, Chu Văn Vương đã sửa thành Hậu thiên bát quái (sẽ có bài viết), và do vậy nên Kinh Dịch sau Chu Vương còn được gọi là Chu Dịch. Nguồn gốc sơ qua là như vậy.

– Để biết thêm về nguồn gốc của nó, anh có thể tìm đọc nhiều tài liệu về Kinh dịch như: Kinh Dịch – đạo của người quân tử của học giả Nguyễn Hiến Lê, Dự đoán theo Chu Dịch của Thiệu Vĩ Hoa, Mai hoa dịch số  của Thiệu Khang Tiết,… đều có nói kỹ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của Bát quái và Kinh Dịch. Thậm chí một cuốn sách lý số bất kì cũng có thể đề cập đến điều đó.

– Về sử dụng thì Bát quái và Kinh dịch sử dụng nhiều trong dân gian, chẳng hạn Bát quái dùng để định hướng nhà, chọn tuổi vợ chồng hay định tuổi,… dùng rất nhiều trong phong thủy các phái. Kinh Dịch thì dùng để dự đoán sự kiện, sự việc…

– Cách bấm tay tính mệnh anh có thể tham khảo sách tử vi như Tử vi thực hành của Dịch lý huyền cơ, hay như sách phong thủy về Dương trạch, Bát trạch đều có cả, anh có thể down trên mạng hoặc vào link sách của trang này để tải.

– Lưu ý với anh rằng đây là một blog nghiên cứu của cá nhân chứ không phải là một diễn đàn. Tuy nhiên mọi người cứ comment thoải mái và tôi hy vọng nhận được sự góp ý của quý vị. Xin cảm ơn.

Lại chuyện ngã tư tử thần Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi ở Hà Nội

Nghe CSGT nói về “ngã tư tử thần” ở Hà Nội

Cập nhật lúc 20/05/2011 11:12:00 AM (GMT+7)
– Trao đổi với VietNamNet về tình trạng xe tải vi phạm đi vào giờ cấm, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông tại ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), Trung tá Ngô Minh Tiến, Đội trưởng Đội CSGT số 7 – Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết: “Xe tải vi phạm đi vào giờ cấm có giảm, nhưng vẫn còn xe cố tình vi phạm. Qua kiểm tra có một số trường hợp có giấy phép của Sở GTVT cho hoạt động ban ngày, nhưng đó là ngoài giờ cao điểm”.


Khó kiểm soát xe tải chạy vào giờ cấm

Theo ông Tiến, xe tải đi vào ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến giờ cao điểm không chỉ gây tắc đường mà còn không an toàn giao thông khi có nhiều người qua lại. Đương nhiên, đây là trách nhiệm của các lực lượng quản lý nhà nước và lực lượng CSGT khi phát hiện vi phạm thì phải kiểm tra, xử lý.Tính từ đầu năm đến nay, Đội 7 đã xử lý 723 trường hợp xe tải đi vào giờ cấm, trong đó riêng tháng 5, tính đến thời điểm này đã xử phạt được 29 trường hợp.

Xe tải vẫn cố tình đi vào giờ cấm trên đường Khuất Duy Tiến.

Con số này so với thực tế xe vi phạm vẫn còn quá ít, khác với hàng ngày người tham gia giao thông qua ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi vẫn phải chứng kiến cảnh xe tải ngang nhiên đi vào giờ cấm.

Trước thực tế này, ông Tiến cho hay: “Đến thời điểm này xe tải vi phạm vào giờ cấm có giảm, nhưng hết hẳn thì chưa. Qua kiểm tra, có một số trường hợp có giấy phép của Sở GTVT cho hoạt động ban ngày, nhưng đó là ngoài giờ cao điểm”.Ông Tiến cũng thừa nhận, việc xử lý xe tải đi vào giờ cấm tại nút giao thông lớn nhất Hà Nội này hiện gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng xử lý vi phạm có hạn, trong khi lượng phương tiện xe tải lưu thông lại rất lớn.

Trung tá Tiến dẫn chứng: Đến 21h là xe tải được phép chạy vào, thì khoảng 21h kém 15 kiểu gì cũng có từ 10 đến 15 xe chạy vào nên kiểm soát rất khó khăn. Thậm chí có lúc 4 đến 5 xe đi vào giờ cấm, nếu yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì tài xế cứ vòng quanh phải đến vài tiếng đồng hồ mới xử lý được.

Thêm vào đó, anh em CSGT không phải hạng xe nào cũng lái được, nên biện pháp cưỡng chế cũng bị ảnh hưởng khi gặp phải các trường hợp xe vận tải cỡ lớn vi phạm.

“Lực lượng con người có mức độ và sức lực có giới hạn nên nhiều khi lượng phương tiện quá tải thì kiểm soát của mình cũng không đạt kết quả cao. Có những trường hợp khi tài xế xuống xe, CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ chưa chắc họ đã chấp hành ngay”, ông Tiến cho hay.

Sau khi lắp đèn tín hiệu và tạo khu bùng binh mới, giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến đã bớt lộn xộn hơn.

Để giải quyết tình thế “khó xử” khi cưỡng chế xe tải cỡ lớn, được biết Phòng CSGT Hà Nội đã chỉ đạo: Với những xe rơ mooc, xe container hoặc xe bồn chở xi măng rời khi vi phạm và bị cưỡng chế sẽ được CSGT gọi điện thuê đơn vị cứu hộ kéo vào bãi. Khi xử phạt, chi phí thuê này chủ xe phải chịu hoàn toàn.Giao thông lộn xộn vì… chờ dự án?

Được biết, nút giao thông Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi là nút giao thông lớn nhất Hà Nội hiện nay với diện tích rộng khoảng 4.000 m2. Sở dĩ nút giao thông này rộng, bởi, đây là vị trí tương lai có từ 2 -3 dự án đi qua.

Trong thời gian tới, ngã tư này sẽ có đường trên cao nối cầu Thanh Trì với đường Phạm Hùng và tương lai không lâu nữa là đường tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông. Điều này khiến cho việc tổ chức giao thông ở đây rất khó khăn.

Khu bùng binh được bao rộng trông như “đảo” giữa đường Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi

Ông Tiến cho biết: Hiện tại ở giữa ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi có một cái “đảo” rất lớn, là diện tích về sau sẽ chôn 2 trụ cầu của đường trên cao. Nên nếu bỏ “đảo” đi để lắp đèn sẽ tạo thói quen cho người tham gia giao thông, đến lúc công trình thi công, lại phải tạo lại thói quen cho người tham gia giao thông, sẽ rất mất thời gian.

“Xung quanh bùng binh rộng này dự án sẽ xin phép rào tôn để thi công và được biết Sở GTVT đồng ý, nhưng chỉ ở mức độ cho phép chứ không được cao quá sẽ chắn tầm quan sát của người tham gia giao thông”, ông Tiến cho biết thêm.

Trước luồng thông tin trái chiều về việc lắp đèn tín hiệu giao thông tại Ngã tư Khuất Duy Tiến –  Nguyễn Trãi, ông Tiến cho rằng: Khi chưa lắp đèn tín hiệu, tất cả đều đi vào rồi lại đi ra, không ai phải dừng nên xung đột giao thông đã xảy ra. Qua một thời gian, có nhiều ý kiến của dư luận nên các đơn vị quản lý đã phải tổ chức lắp đèn, dù là hơi chậm,nhưng xung đột giao thông đã giảm.

“Khi lắp đèn có chiều dừng – chiều đi không dám nói là hết hoàn toàn xung đột, nhưng chắc chắn sẽ giảm. Tuy nhiên, do ngã tư này rộng quá nên vẫn phải bố trí nhiều lực lượng CSGT”, ông Tiến khẳng định.Vũ Điệp.

Bình luận:

Như tôi đã đề cập trên những post trước. Ngã tư tử thần này không thể giải quyết nổi nếu không làm một bùng binh hình tròn, to hơn bùng binh chữ nhật hiện nay. Kiểu can thiệp nửa vời bằng đèn giao thông không thể làm thay đổi phong thủy của ngã tư này được đâu.

Trích:
Ông Tiến cho biết: Hiện tại ở giữa ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi có một cái “đảo” rất lớn, là diện tích về sau sẽ chôn 2 trụ cầu của đường trên cao. Nên nếu bỏ “đảo” đi để lắp đèn sẽ tạo thói quen cho người tham gia giao thông, đến lúc công trình thi công, lại phải tạo lại thói quen cho người tham gia giao thông, sẽ rất mất thời gian.

“Xung quanh bùng binh rộng này dự án sẽ xin phép rào tôn để thi công và được biết Sở GTVT đồng ý, nhưng chỉ ở mức độ cho phép chứ không được cao quá sẽ chắn tầm quan sát của người tham gia giao thông”, ông Tiến cho biết thêm.

Trước luồng thông tin trái chiều về việc lắp đèn tín hiệu giao thông tại Ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi, ông Tiến cho rằng: Khi chưa lắp đèn tín hiệu, tất cả đều đi vào rồi lại đi ra, không ai phải dừng nên xung đột giao thông đã xảy ra. Qua một thời gian, có nhiều ý kiến của dư luận nên các đơn vị quản lý đã phải tổ chức lắp đèn, dù là hơi chậm,nhưng xung đột giao thông đã giảm.

“Khi lắp đèn có chiều dừng – chiều đi không dám nói là hết hoàn toàn xung đột, nhưng chắc chắn sẽ giảm. Tuy nhiên, do ngã tư này rộng quá nên vẫn phải bố trí nhiều lực lượng CSGT”, ông Tiến khẳng định.

Ông này không hiểu một điều cốt lõi ở ngã tư đó: đó là do cấu tạo của con đường vành đai đi qua ngã tư này; mọi người đều có cảm giác phóng nhanh khi đi qua ngã tư này thay vì phải giảm tốc, phần chỉ vì cảm giác thoải mái tốc độ của những chiếc xe cỡ lớn.

Nếu không nhanh chóng thay đổi kiến trúc ngã tư này thì với những tấm chắn xây dựng đang che khuất thì tai nạn còn xảy ra nữa.

__________________